Hướng dẫn vận hành xe nâng người cắt kéo tại KCN Vsip II Bình Dương được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia của U-MAC Việt Nam tại công trường của khách hàng. Các thợ vận hành sẽ được hướng dẫn và vận hành trực tiếp thiết bị. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải đáp tất cả các thắc mắc từ lý thuyết lẫn thực tế.
Khu công nghiệp Vsip II Bình Dương là một trong những khu công nghiệp hiện đại kiểu mẫu, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đôi nét về KCN Vsip II Bình Dương
KCN Vsip II được xây dựng trên địa bàn phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, P. Phú Chánh, Vĩnh Tân thuộc thị xã Tân Uyên và xã Tân Bình thuộc huyện Bắc Tân Uyên. Với tổng diện tích của khu công nghiệp lên tới 2045 ha.
Nơi đây là trung tâm của tỉnh Bình Dương giúp thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu của các nhà máy trong KCN.
- Đến trung tâm Tp. HCM là 40km
- Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là 39km
- Khoảng cách đến ga Thống Nhất Sài Gòn là 45km
- Tới cảng Sài Gòn là 47km
KCN Vsip 2 được bao quanh bởi các tuyền đường huyết mạch như: ĐT742m, ĐT741 cao tốc Mỹ Phước, Tân Vạn hay cắt ngang KCN là đường vành đai 4.
Hếu hết các ngành nghề được khuyến khích và ưu đãi đầu tư trong KCN Vsip II Bình Dương gồm:
- Các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường
- Lắp ráp linh kiện điện tử, cơ khí chính xác
- Sản xuất chế biến hàng tiêu dùng
- Sản xuất lắp ráp xe máy, ô tô,…
Hướng dẫn vận hành xe nâng người cắt kéo bởi U-MAC Việt Nam
Xe nâng người cắt kéo là loại xe nâng người theo phương thẳng đứng bởi các thanh nâng. Chúng được xếp đan nhau và điều khiển bởi người vận hành.
Do nhu cầu sử dụng xe nâng người cắt kéo làm việc trên cao sẽ được phân loại theo tầm cao làm việc của xe. Xe nâng người chủ yếu làm trong nhà, nơi nền bãi bằng phẳng thường chọn xe nâng điện.
Bên cạnh cũng có xe chạy bằng động cơ Diesel phục vụ làm ngoài trời hoặc nơi có địa hình xấu. Có khả năng làm việc trong thời gian dài và ổn định hơn.
Cấu tạo của xe nâng người cắt kéo
Các xe cắt kéo được chia làm 3 phần chính:
- Thân dưới chứa cơ cấu hoạt động, đối trọng của xe
- Khung thang nâng xe
- Sàn thao tác
Cấu tạo của xe nâng người cắt kéo chạy điện
- Sàn thao tác
- Hộp điều khiển trên sàn thao tác
- Sàn mở rộng
- Các thang nâng chữ X
- Ly lanh nâng hạ
- Các ngăn chứa ắc quy
- Hộp điều khiển phía dưới
- Chân chống sập ổ gà
- Bánh xe, moto điện
Phần thân dưới của xe nâng người cắt kéo chạy điện bên trong bao gồm có bình ắc quy lắp ở hai bên hông. Mơ tơ điện di chuyển, hộp vi xử lý, hệ thống chân chống sập ổ gà và hộp sạc ắc quy.
Hệ thống điều khiển
Cấu tạo của bảng điều khiển dưới
- Chìa khóa
- Cầu trì 10A
- Đồng hồ giờ làm việc
- Khóa điện lựa chọn vị trí điều khiển
- Công tắc nâng hạ
- Nút dừng khẩn cấp
- Đèn báo sạc, điện ắc quy
Cấu tạo của hộp điều khiển trên sàn tạo tác
- Đèn hiển thị Zone A
- Đèn hiển thị Zone B
- Đèn báo lỗi
- Đèn báo nghiêng
- Đèn báo quá tải
- Công tắc còi
- Công tắc lựa chọn di chuyển/ nâng hạ
- Công tắc lựa chọn Zone A/ Zone B
- Tay điều khiển di chuyển/ nâng hạ
- Công tắc đánh lái trái/ phải
- Nút dừng khẩn cấp
- Đèn hiển thị lượng điện ắc quy (các mức màu xanh thể lượng điện còn, vạch đỏ cuối thể hiện xe cần sạc).
Thao tác xe nâng người cắt kéo khi có sự cố xảy ra
Hạ sàn thao tác khi có sự cố
Khi xe nâng người cắt kéo gặp sự cố nào đó, xuất hiện lỗi và không thể điều khiển được thao tác hạ sàn. Lúc này, cần thao tác hệ thống hạ khẩn cấp bằng dây rút hạ khẩn cấp. Thực hiện bằng cách kéo tay nắm màu đỏ đến khi thấy sàn bắt đầu hạ và giữ đến khi sàn được hạ hoàn toàn.
Di chuyển xe khi gặp sự cố
Xe được thiết kế 2 bộ phanh ở mô tơ di chuyển giúp xe không bị trôi khi dừng đỗ.
Bộ phanh được mở chỉ khi người vận hành thao tác di chuyển, hệ thống sẽ cấp nguồn điện để mở cuộn hút phanh. Trong trường hợp có sự cố nào đó người vận hành không thể điều khiển (VD: Lỗi chức năng, mất nguồn điều khiển, hỏng bộ vi xử lý,… ) và cần di dời xe đến vị trí an toàn thì xe có hệ thống mở phanh khẩn cấp giúp hệ thống phanh được mở, lúc này có thể đẩy hoặc kéo được xe đến vị trí khác.
Để tiến hành mở phanh yêu cầu các bình ắc quy phải đủ điện cấp cho cuộn mở phanh.
Các bước thực hiện:
- Móc xe vào xe kéo
- Mở nút nguồn và chuyển khóa điều khiển ở dưới
- Ấn vào nút công tắc mở phanh một lần để cấp nguồn cho cuộn mở phanh
- Đẩy hoặc kéo xe đến vị trí cần di dời
- Sau khi đã di dời xe đến vị trí an toàn cần khóa lại phanh: Thao tác ấn vào công tắc mở phanh một lần nữa, sau đó tắt nguồn hộp điều khiển để khóa lại phanh.
Các điều kiện vận hành an toàn
- Không được sử dụng xe có sự cố (dò rỉ dầu thủy lực, lốp mòn,…)
- Không được vận hành xe đột ngột
- Không được dùng để nâng hoặc đở các kết cấu
- Không được dùng xe để kéo xe khác hoặc kéo đồ vật
- Không được để bình ắc quy và các linh kiện điện dính nước (máy rửa áp lực cao, mưa,..)
- Không được đấu tắt, loại bỏ chức năng an toàn
- Không được va chạm với vật cố định hoặc di động, nó có thể dẫn tới thay đổi cấu trúc của xe gây mất an toàn.
- Không được trèo lên các tấm vỏ
- Không được sử dụng máy khi trên sàn thao tác lộn xộn nhiều đồ đạc
- Không được tăng kích thước sàn thao tác bằng cách hàn cắt
- Không được đẩy các xy lanh thủy lực hết cỡ trước khi tắt máy hoặc trong một thời gian dài
- Không được sử dụng xe khi có đồ vật hoặc đối tượng chìa ra ngoài lan can bảo vệ
- Không được sử dụng máy khi có vật liệu cản gió
- Không được tăng chiều cao của xe bằng cách dùng thang các loại để trèo
- Không được sử dụng lan can để trèo ra hoặc trèo vào sàn thao tác
- Không được đứng hoặc ngồi lên lan can để làm việc
- Không được sử dụng xe nếu lan can chưa được lắp hoàn toàn, thiếu các ốc khóa.
- Không được sử dụng xe như: Cẩu, thiết bị nâng hàng
- Không được sử dụng xe ngoài mục đích vận chuyển người, đồ đạc và dụng cụ của họ trong mức tải cho phép
- Không di chuyển nhanh ở những nơi hẹp hoặc lộn xộn, kiểm soát tốc độ ở những đường cua.
- Không được kéo xe trên một quãng đường dài (cần phải có xe vận chuyển).
Các rủi ro tiềm ẩn
Rủi ro về sự loạn hệ thống
Cần tránh xa các đường dây điện cao thế hoặc khu vực có tường cao dễ gây hệ thống điều khiển gặp trục trặc.
Nguy cơ bị ngã
Khi đứng ở trong sàn thao tác cần chú ý trình tự sau:
- Mang đồ dùng bảo hộ cá nhân phù hợp với công việc và theo quy định tại nơi làm việc.
- Thanh chắn cửa lên xuống không bị buộc
- Loại bỏ toàn bộ dầu hoặc mỡ có trên mặt sàn thao tác, trên thang trèo lên sàn, lan can, tay vịn,..
- Loại bỏ các mảnh vụn đồ đạc dễ trượt như: Bi, trục,…
- Không dời khỏi sàn thao tác khi xe chưa ở vị trí thu gọn
- Không trèo lên sàn thao tác khi xe chưa ở vị trí thu gọn
- Sử dụng các dây an toàn được móc khóa vào vị trí móc của xe.
Nguy cơ điện giật
Xe không được cách điện và không có giải pháp bảo vệ khỏi điện phóng. Nguy cơ điện giật cao nếu theo trạng thái sau:
- Đứng đỗ gần đường điện, xem xét hướng di chuyển của xe và đường dây điện theo hướng gió.
- Khi bạn bị vướng vào một đường dây cao thế, phải chờ ngắt nguồn điện ở dây trước khi thao tác hoạt động xe.
- Trong cơn bão
- Không được dùng xe như điểm tiếp đất để hàn
- Giữ khoảng cách an toàn với đường điện và thiết bị điện
Nguy cơ mất kiểm soát và lật
- Trước khi vận hành xe ở trong nhà hoặc ngoài trời cần kiểm tra bề mặt làm việc kết hợp với tải trên sàn và tải trọng cho phép của sàn.
- Xác định được phương hướng điều khiển, trước sau
- Luôn giữ khoảng cách 1m giữa gầm xe với các lỗ, vật cản, nền nghiêng, mảnh vụn, các bề mặt không chắc chắn có thể che giấu lỗ và các nguy cơ khác.
- Lưu ý kích thước và trọng lượng của tải, đặt tải ở giữa tâm sàn thao tác.
- Nếu khi nâng sàn thao tác xuất hiện tiếng còi báo và đèn báo nghiên thì hãy hạ sàn. Sau đó di chuyển đến nền đất bằng trước khi nâng lại.
- Không di chuyển ở nền bãi nghiêng với tốc độ cao
- Không nâng và di chuyển ở nền đất, nền gồ ghề, mấp mô hay ở độ dốc.
- Hạn chế di chuyển lùi vì hạn chế tầm nhìn đường và vật cản
- Không được sử dụng xe khi có gió to
- Không mang vật có diện tích cản gió, diện tích cản gió càng lớn xe càng mất ổn định, thăng bằng.
Nguy cơ cháy nổ
Khi tiếp xúc với nguồn điện cần đeo gang tay và quần áo bảo hộ
Axit được vô hiệu bởi Sodium bicarbonate (NaHCO3) và nước:
- Không làm việc trong môi trường dễ cháy, dễ nổ ( tia lửa, ngọn lửa)
- Không tiếp xúc với các bộ phận nóng của nguồn thủy lực (động cơ, lọc, ống xả, bơm…)
- Không nối các cực ắc quy với các vật kim loại
Nguy cơ va chạm, kẹp đè
- Khi vận hành luôn giữ các phần cơ thể nằm trong sàn thao tác
- Luôn giữ tay và chân tránh khỏi các thang nâng
- Quan sát xung quanh khi di chuyển, trên đầu và phía dưới khi nâng hạ tránh va chạm
- Cần một người xi nhan khi di chuyển hoặc nâng hạ
Cách điều khiển xe nâng người cắt kéo an toàn
Kiểm tra môi trường làm việc xung quanh
Đối với tất cả các loại xe nâng, người vận hành nên kiểm tra địa điểm cần làm việc trước khi sử dụng xe.
Xe nâng người cắt kéo bánh cao su cần phải hoạt động trên nên đất cứng, phẳng. Nếu không thì sử dụng bánh xe dạng bánh lốp.
Thường trước khi làm việc cần kiểm tra xem có hố hoặc chướng ngại vật không? Tránh được tình trạng xe đi vướng phải hố đột ngột có thể bị lật xe, cực kỳ nguy hiểm. Nếu môi trường làm việc xunh quanh có người thì cần thực hiện các cảnh báo hoặc dựng hàng rào xunh quanh khu vực làm việc.
Đặc biệt kiểm tra các vật cản ở phía trước khu vực làm việc. Người dùng có thể bị đập đầu nếu khi làm việc không cẩn thận. Kiểm tra đường điện bên trên không (khoảng cách ngắn với đường điện vì khả năng xảy ra phóng điện, điện giật cao)
Kiểm tra xe
Hãy kiểm tra xe trước khi làm việc có gì bất thường không? Mắt thường có thể nhìn thấy được sự khác biệt về hình dạng như:
- Lốp xe bị hư hỏng, ăn mòn hay rạn nứt
- Bảng điều khiển các nút bấm có gì bất thường không?
- Chốt kéo hạ cần còn hoạt động hay không?
- Chức năng vô hiệu hóa thắng xe có hoạt động không?
- Kiểm tra mức năng lượng nhiên liệu đủ cho xe hoạt động hay không?
Kiểm tra đồ bảo hộ và thắt dây an toàn
Bảo hộ lao động yêu cầu bắt buộc khi vận hành xe nâng người cắt kéo
- Mũ bảo hộ: Phòng trường hợp nâng xe lên và va đập vào vật cản phía trên như: Trần nhà, thanh sắt, cành cây,.. Mũ bảo hộ rất quan trọng khi làm việc trên cao. Bởi có trường hợp không sử dụng mũ bảo hộ sau đó đã gặp phải những chấn thương nghiêm trọng.
- Dây an toàn: Thắt dây an toàn đúng theo quy cách và móc vào vị trí được thiết kế trước xe.
Quá trình vận hành
- Đứng đúng vị trí trên xe để điều khiển dễ dàng
- Cài dây an toàn theo đúng quy định
Trong quá trình vận hành thì thao tác các phím bấm và tay điều khiển chức năng trên bảng điều khiển trên để di chuyển đi lại, nâng lên/ hạ xuống theo yêu cầu của công việc.
Lưu ý: Đẩy tay điều khiển một cách từ từ để xe tăng tốc từ từ, êm ái. Khi dừng xe thì đẩy cần một cách từ từ về vị trí 0 xe dừng lại một cách nhẹ nhàng.
Khi vận hành xong
- Hạ sàn nâng xuống mức thấp nhất
- Di chuyển xe về đúng vị trí
- Ấn nút dừng khẩn cấp để ngắt nguồn, tắt xe
- Rút giắc điều khiển và mang hộp điều khiển trên cất đi để tránh tình trạng bị mất cắp.
Tham khảo thêm: Đào tạo vận hành xe nâng người
Trên đây là những thông tin hướng dẫn vận hành xe nâng người cắt kéo.
Ngoài những thông tin trên mà bạn cần hỏi thì có thể liên hệ ngay: 0833 486 586 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi.